Chào bác sĩ,
Em năm nay 30 tuổi, đã kết hôn cách đây 3 năm. Ban đầu do hai vợ chồng còn bận công việc và muốn ổn định hẳn cuộc sống nên đã thống nhất "kế hoạch" sẽ sinh con sau đó một năm. Tuy nhiên, cho tới nay, khi mọi thứ đã sẵn sàng thì mọi việc không còn suôn sẻ. Hai năm sau khi hoãn sinh con, vợ chồng em vẫn "sinh hoạt" bình thường, đều đặn, thậm chí canh đúng ngày rụng trứng nhưng vẫn chưa có con. Gần đây em đi khám mới biết mình bị vô sinh. Em trở nên buồn bã và suy sụp rất nhiều. Mặc dù chồng vẫn động viên nhưng em vẫn rất khó chấp nhận. Xin hỏi bác sĩ bệnh vô sinh có chữa được không và điều trị bằng phương pháp nào là hiệu quả nhất?
Em gái: Hoa Mai
Chào bạn,
Trước hết xin chia sẻ với hoàn cảnh của bạn. Vô sinh là một chứng bệnh đang ngày càng phổ biến hiện nay, gặp cả ở nam và nữ giới ảnh hưởng tới cuộc sống và hạnh phúc gia đình. Các yếu tố bên ngoài như: bệnh hoa liễu, thay đổi kích thích tố, sau tuổi 35, thừa cân quá mức, hóa trị, xạ trị ung thư, môi trường nhiễm độc phóng xạ, chì, thuốc trừ sâu, ăn uống thiếu chất… đều là những nguyên nhân có thể dẫn tới vô sinh. Tuy chưa xác định được bạn bị vô sinh ra do nguyên nhân nào (vì bạn không đề cập) nhưng tôi khuyên bạn trước hết không nên quá lo lắng và thất vọng vì hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh vô sinh ở nữ giới.
- Phương pháp vật lý trị liệu: đối với những người vô sinh do bị dính sẽ được điều trị bằng phương pháp này. Vật lý trị liệu sẽ giúp thông những khu vực bị dính mà không có sự can thiệp sâu bên trong. Bệnh nhân áp dụng phương pháp điều trị này có thể đạt tỉ lệ thành công là 70% và sẽ không lo gặp phải rủi ro. Tuy nhiên vẫn có thể bị tác dụng phụ như thỉnh thoảng bị đau nhức.
- Phương pháp dùng thuốc: đây cũng là một hình thức điều trị mà không can thiệp vào bên trong. Tùy thuộc vào từng cá thể và nguyên nhân khác nhau mà áp dụng các loại thuốc khác nhau. Các loại thuốc cũng sẽ được áp dụng theo các phác đồ điều trị khác nhau nhằm điều chỉnh các kích thích tố sinh sản và kích thích việc phát hành của trứng trong quá trình rụng trứng. Tỉ lệ thành công của phương pháp này là 20% đến 60%, thường là với sự giúp đỡ của thụ tinh nhân tạo.
Phương pháp này ít nhiều mang đến những rủi ro và tác dụng phụ nhất định như có thể mang thai sinh đôi, sinh ba, hoặc nhiều hơn, mắc hội chứng buồng trứng hyperstimulation, nhức đầu, đầy hơi, nóng bừng, âm đạo bị khô, phát ban.
- Phương pháp phẫu thuật: phương pháp này bao gồm các hoạt động để sửa chữa các khuyết tật di truyền và loại bỏ dính, polyp, u nang, tổ chức lạc nội mạc tử cung, thông ống dẫn trứng trong trường hợp dính tắc, các phẫu thuật sửa chữa các dị dạng sinh dục...
Hiện nay nhờ kỹ thuật nội soi mà các phẫu thuật được tiến hành khá đơn giản, ít xâm lấn, ít ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân. Tỷ lệ thành công từ 10-90%, tùy thuộc vào mức độ và quá trình phẫu thuật.
Phương pháp này có thể gây a một số rủi ro như phản ứng khi gây mê, chảy máu, nhiễm trùng, sự tích tụ của mô sẹo đòi hỏi phải phẫu thuật bổ sung sau đó. Sau khi điều trị, chị em có thể bị đau nhẹ đến đau nặng và khó chịu.
- Phương pháp thụ tinh nhân tạo
Đây là một tiến bộ của khoa học với mục đích điều trị khả năng sinh sản, tinh trùng sẽ được tiêm vào tử cung của người phụ nữ, thông qua cổ tử cung, ống dẫn trứng với một ống thông. Tinh trùng sau khi đã được xử lý và nuôi dưỡng khỏe mạnh sẽ được bơm trực tiếp vào tử cung. Phương pháp này giúp tiết kiệm thời gian và khoảng cách tinh trùng phải di chuyển đến trứng. Tỉ lệ thành công từ 5 đến 25%. Tuy nhiên, người bênh cần chú ý những rủi ro nhiễm trùng từ tinh dịch bị ô nhiễm hoặc ống thông không vô trùng.
- Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm: trứng được lấy ra từ buồng trứng được thụ tinh bằng tinh trùng bên ngoài cơ thể, trong ống nghiệm sau đó được cấy vào buồng tử cung. Đây là một phương pháp được áp dụng sau khi kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã thất bại, được áp dụng cho những được dành cho những cặp vợ chồng hay những người phụ nữ đang ở độ tuổi sinh sản, vì bất kỳ lý do gì đó, tinh trùng không thể thụ tinh cho trứng bằng phương pháp tự nhiên. Tỉ lệ thành công của phương pháp này tùy thuộc vào mức độ nhưng dao động từ 28 đến 75%.
Phương pháp này được cho là an toàn và thành công cao. Tuy nhiên vẫn có thể đem lại một số rủi ro như mng đa thai, thai ngoài tử cung, hội chứng buồng trứng hyperstimulation, phản ứng do gây mê, nhiễm trùng, chảy máu.
Đó là những phương pháp điều trị vô sinh nữ được áp dụng phổ biến hiện nay. Do đó, bạn cũng hàn toàn có thể lựa chọn sử dụng các phương pháp này để điều trị bệnh vô sinh. Tuy nhiên, trước hết bạn cần đi khám để được xác định nguyên nhân vô sinh của mình. Từ đó, bác sĩ sẽ có tư vấn, hướng dẫn bạn nên chọn theo phương pháp nào.
Một vấn đề tôi muốn khuyên bạn là sự lạc quan, kiên nhẫn. Những yếu tố này sẽ giúp bạn có thể động lực và niềm tin để điều trị bệnh. Trên hết, tinh thần đối với người bệnh là một phương thuốc hữu hiệu đầu tiên giúp chữa khỏi bệnh. Bạn nên biết và xác định điều đó cho thật tốt.
Chúc bạn thành công!
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét